Sarcoma là một dạng ung thư hiếm gặp nhưng lại đa dạng và phức tạp, ảnh hưởng đến các mô trong cơ thể như xương, mô mềm, mạch máu, cơ bắp, dây thần kinh và mỡ. Các loại này phát triển từ tế bào gốc mô liên kết, khác biệt hoàn toàn so với các dạng ung thư phát triển từ tế bào biểu bì hay tế bào nội tạng.
Sarcoma chỉ chiếm 1% chẩn đoán ung thư ở người trưởng thành
Sarcoma là một trong những dạng ung thư hiếm gặp nhất. Các phân nhóm hiếm gặp của sarcomas có tỷ lệ mắc bệnh là 1 trên 1.000.000 người1.
Hiện tại, sarcoma chỉ chiếm 1% số ca chẩn đoán ung thư ở người trưởng thành và khoảng 15% số ca chẩn đoán ung thư ở trẻ em ở Hoa Kỳ.2. Trong số này có khoảng 12.000 trường hợp sarcoma mô mềm và 3.000 trường hợp sarcoma xương được chẩn đoán mỗi năm3.
Có hơn 70 loại sarcoma
Sarcoma là một bệnh đa dạng và không đồng nhất với hơn 70 phân nhóm khác nhau. Sarcoma có thể chia thành 2 loại chính: sarcoma mô mềm và sarcoma xương.
Sarcoma mô mềm ảnh hưởng đến các mô mềm của cơ thể. Chúng có thể được phân loại chuyên sâu hơn theo loại mô hoặc khu vực cụ thể. Các phân nhóm sarcoma mô mềm phổ biến bao gồm:
- Sarcoma cơ trơn (Leimyosarcoma) – sarcoma phát sinh từ các cơ trơn của tử cung hoặc tĩnh mạch
- Sarcoma mỡ (Liposarcoma) – sarcoma phát sinh từ mô mỡ, thường ở thân và tay chân
- Sarcoma mạch (Angiosarcoma) – sarcoma phát sinh từ mạch máu
Sarcoma xương hình thành trong xương và thường xuất hiện ở đùi, cánh tay trên hoặc ống chân. Các phân nhóm sarcoma xương phổ biến bao gồm:
- Sarcoma xương (Osteosarcoma) – ung thư xương phát sinh từ xương dài
- Ewing sarcoma – sarcoma ảnh hưởng đến xương hoặc mô mềm
- Sarcoma sụn (Chondrosarcoma) – sarcoma ảnh hưởng đến sụn
Khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) là một trong những dạng sarcoma phổ biến nhất phát sinh từ đường tiêu hóa. Dạng này có đặc trưng là đột biến gen KIT hoặc PDGFRA.
Nguyên nhân gây bệnh Sarcoma
Đa số các nguyên nhân gây ra sarcoma vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Tiếp xúc với hóa chất: Như monome vinyl clorua, dioxin, asen và các chất độc hại khác.
- Phơi nhiễm vi rút: Ví dụ như Human Herpesvirus 8 (HHV8), cũng gọi là Kaposi Sarcoma Herpesvirus (KSHV), có thể gây ra Kaposi’s sarcoma ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Phơi nhiễm tia xạ: Thường gặp sau khi điều trị xạ trị cho những bệnh ung thư khác, có thể tăng nguy cơ mắc sarcoma liên quan đến tia xạ.
- Rối loạn di truyền: Bao gồm các hội chứng di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, bệnh u xơ thần kinh loại 1, và hội chứng đa polyp gia đình.
Điều trị sarcoma
Điều trị sarcoma là một quá trình phức tạp và đa dạng, tuỳ thuộc vào loại sarcoma cụ thể, vị trí của khối u, và tình trạng tổng quát của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Phẫu thuật: Loại bỏ khối u cùng với các mô xung quanh khỏe mạnh. Đây là phương pháp chính để điều trị một số loại sarcoma như sarcoma sụn.
- Xạ trị: Sử dụng tia xạ hoặc hạt năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Hóa trị: Can thiệp vào khả năng phân chia của tế bào ung thư, phù hợp cho các loại sarcoma nhạy cảm với hóa chất như sarcoma Ewing và sarcoma cơ vân.
- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Sử dụng các loại thuốc hoặc kháng thể nhân tạo để ngăn chặn sự phát triển của tế bào sarcoma.
Lời khuyên và hỗ trợ
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng trong việc kiểm soát sarcoma. Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào của sarcoma. Hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đầy đủ và hiệu quả.
Sarcoma là một thách thức lớn trong lĩnh vực ung thư do tính hiếm gặp và tính đa dạng của nó. Việc nâng cao nhận thức và nghiên cứu về bệnh này sẽ giúp cải thiện khả năng chẩn đoán và điều trị, từ đó giúp các bệnh nhân có thể đối mặt và chiến thắng căn bệnh này một cách hiệu quả hơn.
Với nền tảng kiến thức thực tế hơn 15 năm qua, OSSC cam kết mang lại dịch vụ thông dịch y tế chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng hỗ trợ khám và chữa bệnh cho cộng đồng bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế tốt hơn, hướng tới cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể tham gia vào nhóm này để nhận những lời khuyên, lời chia sẻ của những người có kinh nghiệm khám chữa bệnh tại Singapore và được giải đáp một cách chi tiết và cụ thể: Khám chữa bệnh tại Singapore
VPGD: Phòng 13 – Tầng 9 – Tòa nhà Tây Hà – 19 Đường Tố Hữu – T.P Hà Nội
Hotline: 036 8848789 – Mr. Mạnh Đức
Email: info.ossc.vn@gmail.com
Xem thêm:
Leave a Reply