Trật khớp là hiện tượng 2 khớp nối nhau bị so le không còn nằm ở vị trí như ban đầu. Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao: Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi giày cao gót… từ đó dẫn đến tổn thương mô mềm, bao khớp, phổ biến là các dây chằng.
Vậy làm thế nào để sơ cứu trong trường hơp này ?
Các chấn thương chỉnh hình trật khớp thường đưa đến cảm giác đau nhói ở chỗ bị trẹo khớp, gây sưng, bầm tím, đi lại rất khó khăn. Bong gân, trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau, chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn.
Trật khớp là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống thường ngày, tuy biểu hiện của nó chỉ gây đau nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất dễ xảy ra các chấn thương chỉnh hình về sương khớp sau này .
Chấn thương không do thể thao. Va đập mạnh vào khớp trong tai nạn giao thông cũng hay gây trật khớp.
Ngã
Sưng nề hoặc bầm tím
Hạn chế di chuyển, cử động
Việc đầu tiên cần làm khi bị trật khớp là không nên di chuyển, cử động để tránh lực tác động lên khớp đang bị sai. Nhiều người không hiểu điều đó nên ra sức lắc, xoay khớp, nắn bóp hoặc cố cử động nhẹ nhàng nhằm đưa khớp trở lại vị trí ban đầu. tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.
Nếu chỉ ngồi im, hạn chế di chuyển, cử động vẫn chưa ổn, bạn phải cố định khớp ở tư thế đúng với vị trí trước đó. Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương. Ví dụ, bạn bị trật khớp khuỷu tay, hãy dùng một miếng vải hoặc áo buộc cố định cánh tay vào thân người để cố định phần khớp khuỷu tay đang bị đau.
Đến bệnh viện
Thông thường, trật khớp được chúng ta coi là bệnh không nguy hiểm, nếu nó không quá đau và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn thì hẳn là chẳng ai đến bệnh viện để khám chữa hay điều trị với chứng bệnh này. Nhưng nếu bạn bị trật khớp và cảm thấy không quá đau sau khi đã cố định khớp và chườm lạnh thì bạn cũng nên đến cơ sở y tế để các bác sỹ chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình kiểm tra và điều trị.
Chăm sóc vết thương sau khi điều trị
Sau khi đã được các bác sỹ giải quyết êm thấm vấn đề trật khớp, một trong những vấn đề không kém phần quan trọng tiếp theo chính là việc chăm sóc vết thương sau khi bị trật khớp này. Bạn nên làm những việc như sau:
– Xoa và uống thuốc bổ trợ khớp đều đặn theo chỉ dẫn. Không dùng những loại thuốc lạ nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
– Ngay sau khi vừa tháo băng hoặc mới hồi phục, bạn không nên trở lại chơi bóng ngay, mà phải kiên trì ngừng chơi trong thời gian quy định của bác sĩ. Vì khi đó các khớp mới lành lại và chân còn yếu, nên có thể bị tái phát trở lại nếu bạn bắt chúng đương đầu với những cú va chạm mạnh.
– Đồng thời tránh tối đa các lực tác động mạnh lên khớp chân bằng cách giảm hoạt động thường ngày, tránh đạp xe hoặc va chạm phải các đồ vật trong nhà…
– Nếu bị đau trở lại hoặc vết thương sưng tấy lên thì cần đến gặp bác sĩ để được khám lại và điều trị kịp thời.
Phòng bệnh
– Để phòng ngừa trật khớp, cần
+ Thận trọng trong các hoạt động để tránh ngã
+ Mang trang bị bảo vệ khi chơi các môn thể thao va chạm
Khi đã bị trật một lần, khớp sẽ rất dễ bị trật lại. Để tránh trật khớp tái diễn, nên tập một số bài tập đặc biệt để tăng cường sức mạnh và độ ổn định của khớp theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Hỗ Trợ Tư Vấn và Phiên Dịch Miễn Phí
Văn Phòng Thông Tin Y Tế OSSC
VPGD: Phòng 13 – Tầng 9 – Tòa nhà Tây Hà – 19 Đường Tố Hữu – T.P Hà Nội
Tel: 024 2215.3544; Hotline: 0913 560 450 Mr Hà, 0904 496 000 Miss Hiền
Email: ducha@ossc.com.vn
Backlink: đại diện các bệnh viện singapore | khám chữa bệnh tại singapore
Xem thêm :
Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tái tạo dây chằng chéo sau khớp gối
Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình mổ thay khớp gối
Xem thêm:
Leave a Reply