Giới thiệu về Tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là cơ quan nhỏ hình tam giác nằm trên mỗi quả thận, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều loại nội tiết tố giúp điều hòa các chức năng cơ thể như chuyển hóa, miễn dịch, huyết áp, và đường huyết. Rối loạn chức năng tuyến thượng thận có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Triệu chứng của rối loạn chức năng Tuyến thượng thận
Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của rối loạn chức năng tuyến thượng thận bao gồm:
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Ra nhiều mồ hôi
- Buồn nôn và nôn
- Thèm muối hơn bình thường
- Hạ đường huyết
- Huyết áp thấp
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới
- Sạm da từng mảng
- Đau cơ và khớp
- Tăng hoặc giảm cân bất thường
Những triệu chứng này có thể xuất hiện nhẹ lúc đầu, sau đó tăng dần theo thời gian và trở nên thường xuyên hơn. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ sớm.

Triệu chứng của rối loạn chức năng Tuyến thượng thận
Chẩn đoán rối loạn Tuyến thượng thận
Để chẩn đoán rối loạn tuyến thượng thận, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra:
- Nội tiết tố tuyến thượng thận
- Nội tiết tố tuyến yên
- Đường huyết
- Kali
- Natri
Nếu nghi ngờ rối loạn tuyến thượng thận, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, cộng hưởng từ (MRI), và X-quang để đánh giá sự bất thường về hình thái như khối u hoặc biến dạng mô nội tiết.
Phẫu thuật u tuyến thượng thận
Phần lớn u tuyến thượng thận là lành tính. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nếu tuyến thượng thận tăng kích thước (lớn hơn 4-5cm) hoặc sản sinh nội tiết tố quá mức. U tuyến thượng thận ác tính, nghi ngờ ác tính hoặc di căn từ các ung thư khác (như thận, phổi) cũng có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ.
Nếu cả hai tuyến thượng thận bị cắt bỏ, bệnh nhân cần dùng nội tiết tố bổ sung. Nếu chỉ cắt một bên, bên còn lại sẽ hoạt động để sản xuất bù nội tiết tố cho bên kia mà không cần dùng thuốc bổ sung.
Các phương pháp phẫu thuật tại bệnh viện Raffles Singapore
Dựa trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp, bao gồm:
1. Áp lạnh
Phương pháp này điều trị khối u nhỏ di căn từ các cơ quan bị ung thư khác (như thận, phổi), đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân không phù hợp với phẫu thuật truyền thống.
2. Phẫu thuật Mở
Bác sĩ thực hiện một vết rạch dài qua ổ bụng để thao tác phẫu thuật. Phương pháp này cho phép bác sĩ thao tác linh hoạt và dễ dàng, tuy nhiên, do vết mổ lớn và thời gian mổ dài, bệnh nhân bị chảy máu nhiều hơn và có thời gian hồi phục lâu hơn.
3. Phẫu thuật Nội soi
Bác sĩ thực hiện vài nốt rạch nhỏ để đưa camera và dụng cụ phẫu thuật vào trong ổ bụng. Một số trường hợp bác sĩ có thể tiếp cận từ khoang sau màng bụng (từ lưng). Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu, bệnh nhân ít chảy máu và hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, phạm vi cử động của dụng cụ bị hạn chế khiến cho bác sĩ không thao tác được ở những góc hẹp.
4. Phẫu thuật Robot
Phương pháp này tương tự như phẫu thuật nội soi nhưng sử dụng cánh tay robot điều khiển bằng bàn điều khiển. Bác sĩ ngồi tại bàn và sử dụng nút điều khiển để thao tác cánh tay robot.
Bàn điều khiển giúp bác sĩ quan sát hình ảnh 3 chiều trong ổ bụng, có thể phóng đại hình ảnh, giúp thao tác linh hoạt và chính xác hơn. So với phẫu thuật truyền thống, phẫu thuật robot giảm thiểu tình trạng chảy máu và đau sau phẫu thuật, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và hạn chế sẹo.
Với nền tảng kiến thức thực tế hơn 15 năm qua, OSSC cam kết mang lại dịch vụ thông dịch y tế chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng hỗ trợ khám và chữa bệnh cho cộng đồng bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế tốt hơn, hướng tới cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể tham gia vào nhóm này để nhận những lời khuyên, lời chia sẻ của những người có kinh nghiệm khám chữa bệnh tại Singapore và được giải đáp một cách chi tiết và cụ thể: Khám chữa bệnh tại Singapore
VPGD: Phòng 13 – Tầng 9 – Tòa nhà Tây Hà – 19 Đường Tố Hữu – T.P Hà Nội
Hotline: 036 8848789 – Mr. Mạnh Đức
Email: info.ossc.vn@gmail.com
Xem thêm:
Leave a Reply