Thế nào là chấn thương thể thao?
Các chấn thương chỉnh hình thể thao xuất hiện trong quá trình luyện tập hoặc thi đấu thể thao. Các nguyên nhân thường gặp nhất là các tai nạn trong quá trình luyện tập, chuẩn bị thể lực hoặc huấn luyện chưa đủ cho môn thể thao nhất định đó và khởi động hoặc căng giãn chưa đủ.
Các chấn thương thể thao thường gặp
- Chấn thương đầu gối
- Trẹo mắt cá chân
- Chấn thương vai
- Khuỷu tay người chơi tennis và chơi golf
Phân loại
- Chấn thương thể thao có thể được phân loại thành cấp tính hoặc mạn tính.
- Chấn thương thể thao cấp diễn ra đột ngột, gây ra đau nhói và dữ dội, thường kiến cho vận động viên không thể tiếp tục. Trẹo mắt cá, rạn xương, rách gân và các chấn thương cấp tính.
- Chấn thương thể thao mạn tính duy trì trong một khoảng thời gian lâu hơn. Các triệu chứng thường nhẹ nhàng khi nghỉ ngơi nhưng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi thi đấu thể thao hoặc làm những thao tác tương tự. Đau vai mạn tính, khuỷu tay người chơi tennis và chơi golf là các ví dụ về chấn thương thể thao mạn tính.
Khi nào thì tôi đi khám bác sỹ nếu tôi bị chấn thương chình hình thể thao?
- Khi có biến dạng chi thể rõ ràng
- Khi chân bị chấn thương không thể chịu thêm được bất kỳ sức nặng nào nữa
- Khi khớp bị chấn thương cảm thấy không còn chắc chắn
- Khi có cảm giác tê hoặc yếu
- Khi các triệu chứng nhẹ có vẻ không hết đi sau một hoặc hai tuần nghỉ ngơi
Bạn làm gì khi có chấn thương chỉnh hình thể thao
- Áp dụng qui tắc RICE bắt nguồn từ 4 chữ cái của 4 từ trong tiếng Anh là Rest, Ice, Compression và Elevate thể hiện 4 biện pháp xử trí theo trình tự: ngừng hoạt động hay nghỉ ngơi, chườm lạnh hoặc túi nước đá, băng ép và nâng cao chi thể bị chấn thương.
- Nếu các triệu chứng trầm trọng khi khởi phát hoặc không hết sau vài ngày nghỉ ngơi thì phải đi khám bác sỹ. Không khám bác sỹ đúng lúc có thể khuyếch đại tổn thương và chuyển chấn thương cấp tính thành mạn tính.
Điều trị chấn thương cho vận động viên bóng rổ Ngô Băng Kiều
Chấn thương đầu gối
- Chấn thương đầu gối do thể thao thường xảy ra khi vận động viên tiếp đất kém hoặc vặn đầu gối kém. Khi chấn thương nặng, tổn thương có thể xảy ra với các dây chằng xung quanh và bên trong đầu gối. Các bệnh nhân tổn thương sụn hoặc dây chằng khớp gối thường có đau đầu gối, sưng, khớp gối lỏng lẻo và cử động bị hạn chế.
- Để chẩn đoán đầy đủ chấn thương đầu gối thường cần kiểm tra bằng MRI.
- Khi hình ảnh MRI cho thấy sụn, sụn chêm hoặc dây chằng bị xé rách thì thường phải phẫu thuật. Các ví dụ về chấn thương đầu gối do thể thao thường gặp rách dây chằng chéo trước và rách sụn chêm.
Phẫu thuật cho các trường hợp này hầu hết được làm bằng phẫu thuật nội soi khớp. Điều trị bằng phẫu thuật hứa hẹn khả năng phục hồi nhanh và giảm thiểu phiền hà về công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tùy theo mức độ của tổn thương, hầu hết các bệnh nhân có thể trở lại được trạng thái hoạt động thể lực như trước khi bị chấn thương
Chấn thương mắt cá
- Chấn thương mắt cá thường gặp nhất là trẹo mắt cá. Mắt cá thường bị “trẹo” vào trong, dẫn đến sưng đau và đôi khi có vết bầm tím tại mắt cá.
- Mắt cá bị trẹo là mắt cá có một số dây chằng bị xé rách. Điều trị trẹo mắt cá mất 4 đến 6 tuần bất động bằng bột thạch cao hoặc nẹp mắt cá. Thường sau đó phải điều trị bằng vật lý trị liệu để tăng cường sự bền chắc cho mắt cá và tái luyện tập cho mắt cá tự giữ thăng bằng.
- Thất bại trong điều trị trẹo mắt cá có thể dẫn đến dây chằng liền không đúng làm cho mắt cá bị lỏng lẻo, cấu trúc không chắc chắn và đau.
Chấn thương vai
- Chấn thương vai gây ra đau khi nâng cánh tay lên trên. Đôi khi chấn thương vai gây rách các dây chằng giữ cho vai ổn định. Trong các trường hợp khác các gân vận động cánh tay bị tổn thương.
- Các chấn thương trên dẫn đến đau, yếu và hạn chế cử động vai. Những trường hợp này thường cần xét nghiệm siêu âm hoặc cộng hưởng từ (MRI) để có thể chẩn đoán được đầy đủ. Điều trị thường bằng vật lý trị liệu và thuốc. Khi các cấu trúc bị xé rách thì cần sửa chữa lại bằng phẫu thuật. Điều này thường được tiến hành bằng phẫu thuật nội soi khớp.
- Hỗ Trợ Tư Vấn và Phiên Dịch Miễn Phí
Văn Phòng Thông Tin Y Tế OSSC
VPGD: Phòng 13 – Tầng 9 – Tòa nhà Tây Hà – 19 Đường Tố Hữu – T.P Hà Nội
Tel: 024 2215.3544; Hotline: 0913 560 450 Mr Hà, 0904 496 000 Miss Hiền
Email: ducha@ossc.com.vn
Backlink: đại diện các bệnh viện singapore | khám chữa bệnh tại singapore
Xem thêm:
Leave a Reply